Khả năng ngôn ngữ có liên quan đến dinh dưỡng của trẻ lúc thai kỳ. Do đó, biện pháp can thiệp về dinh dưỡng và chế độ ăn uống có thể giúp cung cấp năng lượng cho não bộ trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và học hỏi tốt hơn. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì?

Dưới đây là danh sách một số các chất bổ sung mà nghiên cứu khoa học cho thấy có thể giúp ích cho việc giao tiếp ở trẻ:
Vitamin B12
Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn cần cho nhiều chức năng, bao gồm phát triển, nhận thức, năng lượng và ổn định tâm trạng. Ngoài ra, B12 kết nối chu trình folate với chu trình methyl hóa và có thể được sử dụng để điều trị các bất thường về oxy hóa khử.
Những cải thiện đáng kể đã được nhìn thấy khi điều trị bằng B12 và axit folinic (ví dụ: sáu tháng cải thiện ngôn ngữ trong ba tháng!)

Axit Folinic hoặc 5 MTHF
Thiếu 5 MTHF gây ra tình trạng thiếu folate chức năng. Thậm chí là thiếu folate ở não. Điều này có thể suy giảm khả năng nói. Theo đó, các chất bổ sung, axit Folinic và 5 MTHF, có thể giải quyết những thiếu hụt này. Sự thiếu hụt Folate não đòi hỏi liều lượng cao hơn.

Axit béo Omega 3
Đây là dưỡng chất quá quen thuộc với các mẹ luôn con nhỏ. Nhưng mẹ có biết rằng, sự bổ sung Omega 3 từ chế độ ăn thực sự rất hữu ích cho chứng chậm nói ở trẻ không? Khi được bổ sung Omega 3 cùng với Omega 6 theo tỷ lệ phù hợp là ¼ sẽ não bộ trẻ tối đa hóa khả năng hấp thu DHA và AA. Từ đó giúp bé thông minh, cải thiện nhận thức và phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
L – Carnosine
Đây là một loại axit amin tự nhiên. Nó tập trung chủ yếu ở não, tim và các mô cơ. Trong y học, L-Carnosine được dùng để điều trị ung thư, Alzheimer và bệnh gan. Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nếu được bổ sung lượng L-Carnosine phù hợp sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi.
Creatine
Creatine là một axit amin cung cấp năng lượng cho cơ bắp qua máu. Trong khi đó Creatinin là chất thải sinh học được hình thành do quá trình chuyển hóa Creatine và đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng creatinin thấp, thì có thể là creatine thấp. Theo Tiến sĩ Ben Lynch, nếu bạn có một đứa trẻ kém trương lực cơ, không tăng cân, ít năng lượng và chậm nói hoặc chậm phát triển, hãy kiểm tra SNP GMAT của chúng. Nếu họ ++ trên SNP này, họ có thể bị thiếu creatine.
Sulforaphane
Sulforaphane được tìm thấy nhiều trong các loại rau họ cải. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như khả năng chống viêm. Trong báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ bổ sung Sulforaphane sẽ giúp cải thiện tới 42% khả năng giao tiếp bằng lời nói.
B6 VÀ Magie
Vitamin B6 là hoạt chất thiết yếu của cơ thể để sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh và tế bào hồng cầu. Trong khi đó, Magie là khoáng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Có thể thấy rằng, một chất có vai trò trong nhận thức, còn chất còn lại lại giúp điều chỉnh tâm trạng. Do đó, việc bổ sung 2 chất này cho trẻ nên được song hành.
Thực phẩm giàu Vitamin B6
Vitamin D
Nhiều mẹ biết vitamin D với vai trò tăng sức khỏe cho hệ xương khớp. Nhưng mấy ai biết rằng, dưỡng chất này còn rất có lợi cho tinh thần ở trẻ. Việc thụt hụt vitamin D sẽ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về lo âu, trầm cảm,… Từ đó hạn chế khả năng tương tác và giao tiếp xã hội.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ được bổ sung vitamin D3 trong 4 tháng liên tiếp có thể cải thiện được đáng kể chứng chậm nói.
Sắt
Sắt là hoạt chất có lợi cho khả năng vận động và sự phát triển nhận thức ở trẻ. Việc thụt hút sắt có thể dẫn đến một số triệu chứng liên quan đến chức năng tâm thần, bao gồm cả chứng chậm nói. Tuy vậy, mẹ cũng nên cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, không nên dung nạp cho trẻ quá nhiều thực phẩm chứa sắt. Để biết hàm lượng phù hợp, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là giải đáp “trẻ chậm nói nên bổ sung gì?” Mong rằng với những kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, bé yêu sẽ sớm cải thiện được tình trạng của mình!
>>> Toàn bộ thông tin chậm nói Ở Đây